Cách làm bể lọc nước giếng khoan và lợi ích của bể lọc

- THÔNG TIN VỀ LỌC TỔNG ĐẦU NGUỒN

Một trong những phương pháp lọc nước giếng khoan hiệu quả người dùng vẫn áp dụng là bể lọc. Vậy chúng ta có thể tự làm bể lọc được không? Và làm như thế nào để có được kết quả lọc nước tốt nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết của Aquafilter về cách làm bể lọc nước giếng khoan và lợi ích của bể lọc dưới đây nhé. Chắc chắn nó sẽ vô cùng hữu ích đối với bạn. 

 

1. Tại sao cần bể lọc nước? 

 

 

 

Hiện nay, nguồn nước giếng khoan nói riêng và nước sinh hoạt nói chung ở bất kỳ nơi nào của Việt Nam đều trong nguy cơ và tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, nếu chúng ta không tiến hành các biện pháp lọc nước trước khi đưa vào sử dụng sinh hoạt, ăn uống sẽ gây ra tình trạng tích tụ các chất độc hại trong cơ thể, dẫn đến các nguy cơ bệnh tật không mong muốn, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Đó cũng chính là lý do khiến bạn cần xây dựng bể lọc nước

 

Bể lọc nước giếng khoan đã và đang mang lại nhiều lợi ích đối với cuộc sống sinh hoạt của người dân. Chúng giúp loại bỏ các kim loại nặng, tạp chất, cặn bẩn, hóa chất tồn dư… cho nước đầu ra sạch, an toàn với cơ thể người dùng. Điều này mang đến nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của người dân, vừa giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể, vừa hạn chế tình trạng ố vàng, hư hỏng các thiết bị gia dụng khác trong gia đình.  

 

2. Cách làm bể lọc nước giếng khoan tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

 

 

 

Để làm bể lọc nước giếng khoan tại nhà, bạn cần chuẩn bị các loại vật liệu sau đây: sỏi nhỏ, cát vàng/cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính, vật liệu FILOX. Cùng với đó, bạn chuẩn bị dụng cụ tạo ra bể chứa, có thể từ thùng nhựa hoặc thùng inox với thể tích khoảng trên 200 lít. Đồng thời, bạn xây dựng bể lọc nhưng đảm bảo độ cao phải từ 1m trở lên. Sau đó, bạn tiến hành sắp xếp các vật liệu lọc nước vào bể theo thứ tự từ dưới lên trên tuần tự như sau:

- Đáy bể: đặt 1 ống bằng nhựa hoặc inox nhỏ để giữ cho vật liệu lọc không bị trôi ra ngoài theo dòng nước. 

- Sỏi nhỏ: đổ 1 lớp sỏi chừng 10cm

- Cát vàng hoặc cát thạch anh: độ dày lớp vật liệu này khoảng 25 - 30cm

- Vật liệu lọc FILOX: độ dày khoảng 10cm

- Lớp than hoạt tính: độ dày khoảng 10cm

- Cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh: độ dày từ 10 - 15cm

- Cuối cùng, bạn sử dụng giàn phun mưa hoặc bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước

 

3. Kết luận

 

Với những gì mà Aquafilter - Chuyên máy lọc nước nhập khẩu Châu Âu đã chia sẻ nêu trên, chúng tôi tin rằng bạn đọc hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng bể lọc nước giếng khoan trong đời sống và cũng biết cách tự làm bể lọc sao cho hiệu quả nhất tại nhà. Bên cạnh đó, với những hộ gia đình có diện tích không gian nhỏ hẹp, mong muốn thuận tiện hơn trong vấn đề lọc nước thì bạn có thể chọn cho mình thiết bị lọc nước giếng khoan cao cấp của Aquafilter, mang lại hiệu quả tối ưu./.


X
0.14088 sec| 1803.336 kb