x
Đăng ký nhận tư vấn

Chỉ số TDS trong nước là gì và ý nghĩa của nó

19/09/2020 - THÔNG TIN VỀ LỌC ĂN UỐNG TẠI VÒI
Chỉ số TDS trong nước là gì và ý nghĩa của nó

Trong lĩnh vực lọc nước, rất nhiều khái niệm và thuật ngữ có liên quan được thường xuyên nhắc đến, gồm cả chỉ số TDS. Vậy cụ thể, chỉ số TDS trong nước là gì và ý nghĩa của nó như thế nào thì mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

 

Chỉ số TDS trong nước phản ánh tổng lượng chất rắn hòa tan trong một hàm lượng nước nhất định

 

Chỉ số TDS là gì? Chỉ số TDS trong nước là gì?

 

Chỉ số TDS là viết tắt của cụm từ “Total Dissolved Solids” - một trong những tiêu chí được các nhà khoa học sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn nước. Nó biểu hiện tổng chất rắn hòa tan tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, giúp chúng ta kiểm tra độ sạch của nước, được định lượng bằng đơn vị mg/l hoặc ppm.

 

Các chỉ số TDS của nước

 

Các chỉ số TDS của nước

 

Chỉ số TDS được quy định khác nhau đối với từng loại nước. Trong đó, chỉ số TDS nước sinh hoạt theo xác định của các tổ chức uy tín, gồm: WHO, US EPA và tại Việt Nam đều thống nhất không vượt quá 1000mg/l. Riêng với chỉ số TDS nước uống thì không được vượt quá 500mg/l. 

 

Về cơ bản, chỉ số TDS của nước càng nhỏ thì nước đó càng sạch. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp TDS lớn thì nguồn nước không an toàn, vì với nước khoáng, TDS thường không bị giới hạn.

 

Chỉ số TDS của nước mang ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực lọc nước. Dựa vào đó, chúng ta nằm bắt được chất lượng nguồn nước sinh hoạt mình đang sử dụng như thế nào và nên có biện pháp xử lý ra sao cho triệt để. Dưới đây là chi tiết từng chỉ số TDS theo đơn vị đo ppm cùng khuyến cáo cụ thể bạn đọc nên tham khảo:

 

- TDS từ 0 - 70: Nước sinh hoạt, an toàn cho cơ thể

- TDS từ 0 - 50: Nước uống lý tưởng

- TDS từ 50 - 100: Mạch ngầm, nước suối

- TDS từ 100 - 170: Loại nước cứng

- TDS từ 200 - 300: Nước cứng ở mức độ nhẹ

- TDS từ 300 - 500: Nước cứng mức độ nặng, khuyến cáo không nên sử dụng

- TDS từ trên 500: Nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng, tuyệt đối bạn không nên sử dụng, sẽ gây hại đến sức khỏe.

 

Cách đo chỉ số TDS trong nước như thế nào?

 

Hướng dẫn cách đo chỉ số TDS trong nước

 

Hiện nay, người ta dùng bút thử TDS để đo tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước sinh hoạt. Cách sử dụng bút này như sau:

 

- Trước tiên, bạn tiến hành tháo nắp bảo vệ điện cực và nhấn “ON” để bật nút

- Tiếp đó, bạn nhúng đầu điện cực vào mẫu nước cần kiểm tra. Lúc này, bạn chú ý khuấy nhẹ bút để làm tan hết bọt khí còn bám.

- Sau đó, bạn quan sát chỉ số TDS hiển thị cuối cùng trên bút khi nó đã dừng lại và hiển thị ổn định, không còn tình trạng nhảy số nữa. Đây chính là chỉ số TDS trong nước bạn muốn kiểm tra. 

- Cuối cùng, bạn tiến hành lau khô đầu điện cực và đậy lại nắp bảo vệ cho bút. 

 

Kết luận

 

Qua bài viết, Aquafilter đã giới thiệu đến bạn chỉ số TDS trong nước là gì và ý nghĩa của nó. Với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực lọc nước, tốt cho việc bạn chọn mua thiết bị lọc cho gia đình mình./.

By https://aquafilter.vn/

Nhận xét đánh giá
Có 0 bình luận, đánh giá về Chỉ số TDS trong nước là gì và ý nghĩa của nó

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
1

Thương hiệu máy lọc nước hàng đầu châu Âu

56

Quốc gia dùng Aquafilter

1

Duy nhất áp dụng công nghệ BACnix

0.02908 sec| 2140.914 kb